Categories

Popular Posts

Bún đậu mắm tôm và tầm nhìn kinh doanh

Dạo gần đây, người dân TP.HCM được chứng kiến cuộc "đổ bộ” của bún đậu mắm tôm. Nói là "đổ bộ” vì chỉ trong một thời gian ngắn, món ăn dân giã của miền Bắc này bỗng dưng gây "sốt", nhưng liệu sẽ được bao lâu?

Sớm nở chóng tàn
Tôi dám khẳng định, bún đậu mắm tôm hay trà chanh chém gió hiện đang giúp nhiều người kiếm bộn tiền rồi sẽ lịm đi rất nhanh, cũng như chuyện kinh doanh trà sữa trân châu, mô hình câu cá giải trí, phong trào mở khách sạn cho thuê phòng... nở rộ cách đây vài năm, hay lớn hơn là chứng khoán, bất động sản... Trên thương trường, người ta gọi đó là kinh doanh thiếu tầm nhìn.
Khi khởi nghiệp, hầu như ai cũng mong muốn có thể dựng nên một doanh nghiệp ăn nên làm ra và trụ vững lâu dài. Nhưng muốn làm được điều này phải có tầm nhìn dài hơi, phải thấy được sau khoảng 5 - 10 hay 20 năm nữa, lĩnh vực mình chọn có còn phục vụ được nhu cầu của khách hàng hay không.
Như chuyện mở quán bún đậu mắm tôm, thời điểm này rõ ràng có khách hàng nhưng nếu hấp tấp chạy theo phong trào, đổ tiền đầu tư thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị..., có thể vừa lấy lại được vốn thì thực khách đã chuyển sang thích một món ăn khác.
Bởi quá nhiều quán phục vụ bún đậu mắm tôm sẽ làm cho món ăn này không còn "lạ và độc" nữa, chủ quán lấy lại được vốn thì phong trào cũng vừa xẹp, lại phải mất thời gian tìm kiếm hướng đi mới.
Những năm trước, khi phong trào kinh doanh khách sạn nở rộ, không ít người "hưởng ứng" phong trào đã rất phát đạt. Nhưng hiện nay, kinh doanh ngành này chỉ như lượm bạc cắc vì có quá nhiều khách sạn mini mở ra khiến giá phòng rớt thê thảm.
TP.HCM cũng không có mùa du lịch như các địa phương khác nên chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân thành phố. Bỏ một số vốn đầu tư khá lớn cho trang thiết bị, giá bất động sản cũng không lên..., rõ ràng, dù chưa đến nỗi thua lỗ nhưng có thể nói những người kinh doanh ngành này cũng đang "thoi thóp".
Lợi thế tầm nhìn
Có thể thấy người Việt thường hay chạy theo phong trào, đó là một nét đặc thù trong lối sống nên ảnh hưởng cả đến quyết định kinh doanh. Kinh doanh theo phong trào không hiếm thấy ở bất cứ thị trường nào của Việt Nam.
Nếu như vài năm trước chúng ta thấy cuộc đổi đời mạnh mẽ của những người "trúng đất" thì nay, việc kinh doanh, đầu tư bất động sản đang làm hàng loạt doanh nghiệp lớn lẫn nhỏ lao đao. Thương hiệu Phương Trang vì đâu mà phải bán xe trong khi việc kinh doanh đang hết sức thuận lợi?
Đại gia thủy sản Diệu Hiền, nhà làm phim Phước Sang... lâm vào cảnh nợ nần là vì đâu? Cơn thoái trào của thị trường bất động sản không nương tay với những người thiếu tầm nhìn. Trong khi đó, ở Phú Mỹ Hưng, tầm nhìn chiến lược đúng đắn đã giúp đơn vị này tạo dựng nên một khu đô thị trù phú. Bất động sản có thoái trào thì khu đô thị này vẫn ngày một phát triển hơn.
Nhiều bạn trẻ nói với các chuyên gia kinh tế rằng, khởi nghiệp bây giờ khó quá. Không có vốn, ngân hàng lại siết việc cho vay bằng lãi suất nên đã khó lại càng khó.
Theo tôi, làm gì có chuyện khó khăn về vốn, bởi khi có tầm nhìn chiến lược tốt, chọn được con đường kinh doanh hiệu quả, thì không khó mời gọi các nhà đầu tư tham gia. Chỉ cần có tầm nhìn, có dự liệu đúng, thì dù có sai sót trong các khâu khác, như triển khai chẳng hạn, cũng khó thể thất bại, chỉ là lợi nhuận nhiều hay ít mà thôi.
Một câu chuyện minh chứng cho việc có tầm nhìn không đúng, dẫn đến đầu tư sai là Tổng giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh bị bắt tạm giam vì tội danh lừa đảo. Sự kiện này gây sửng sốt cho giới đầu tư nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất sự việc sẽ thấy, nhân vật này rõ ràng thiếu tầm nhìn, đầu tư sai nhưng lại không chịu chấp nhận thất bại.
Tệ hơn, còn dùng uy tín của bản thân để lừa đảo nhằm tìm giải pháp cứu mình. Các bạn trẻ có thể rút ra bài học từ câu chuyện này: Nếu muốn khởi nghiệp thì cần phải trang bị cho mình khả năng đối mặt với thất bại để còn giữ được bản thân khi thương trường không mang đến tất cả những gì mình mong muốn.

Mẹo phát âm



Phut giay ngo nghinh cua cho meo


==== MẸO phát âm cực hay, không phải ai cũng biết ====
Mình vẫn thường áp dụng chúng thấy có ích lắm ! Các bạn xem và học nhé !

1. vowel + vowel

Thông thường, khi một từ kết thúc bằng các nguyên âm như A, E, I và từ tiếp theo bắt đầu với bất kỳ một nguyên âm nào khác, thêm Y vào giữa hai từ này.

Ví dụ: She is ---> She yiz
The attention ---> Thee yattention
I add sugar to my coffee ---> I yadd sugar to my coffee.

Khi một từ kết thúc bằng nguyên âm U hay O, và từ tiếp theo bắt đầu bằng một nguyên âm bất kỳ nào khác, thêm W giữa hai từ này khi phát âm.

Ví dụ: Doing ---> Do wing
to Atlanta ---> to watlanta

2. consonant + vowel

Chỉ cần nối consonant cuối với vowel đứng đầu của từ tiếp theo.

Ví dụ: Travel on ---> trave-lon
Look up ---> loo-kup

3. consonant + consonant

Có 3 nhóm, nếu cùng nhóm, nối chúng lại với nhau theo từng nhóm

Nhóm 1: B/P, V/F, M Ví dụ: deep music
Nhóm 2: D, J, L, N, S, T, X, Z, SH, CH, GE, CE Ví dụ: not simple
Nhóm 3: G, H, K (C+Q), NG Ví dụ: sing clearly

4. T + Y (U) = Ch; D + Y (U) = J; S + Y (U) = Sh; Z + Y (U) = Zh

Ví dụ: I wrote you ---> I wro-ch-you
did you ---> did-j-you
sugar ---> Shugar
who's your boss ---> who-zh-your boss




NHỮNG CÂU CẦN BIẾT KHI THUYẾT TRÌNH TIẾNG ANH

I _ INTRODUCING YOURSELF – TỰ GIỚI THIỆU
-----------------------------------------------------------

Good morning, ladies and gentlemen.
(Chào buổi sáng quí ông/bà)

Good afternoon, everybody
(Chào buổi chiều mọi người.)

I’m … , from [Class]/[Group].
(Tôi là…, đến từ…)

Let me introduce myself; my name is …, member of group 1
(Để tôi tự giới thiệu, tên tôi là …, là thành viên của nhóm 1.)

II _ INTRODUCING THE TOPIC – GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
-------------------------------------------------------------------

Today I am here to present to you about [topic]….(Tôi ở đây hôm nay để trình bày với các bạn về…)

I would like to present to you [topic]….(Tôi muốn trình bày với các bạn về …)

As you all know, today I am going to talk to you about [topic]….(Như các bạn đều biết, hôm nay tôi sẽ trao đổi với các bạn về…)

I am delighted to be here today to tell you about…(Tôi rất vui được có mặt ở đây hôm nay để kể cho các bạn về…)

III _ INTRODUCING THE STRUCTURE– GIỚI THIỆU CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH
---------------------------------------------------------------------

My presentation is divided into x parts.(Bài thuyết trình của tôi được chia ra thành x phần.)

I'll start with / Firstly I will talk about… / I'll begin with(Tôi sẽ bắt đầu với/ Đầu tiên tôi sẽ nói về/ Tôi sẽ mở đầu với)

then I will look at …(Sau đó tôi sẽ chuyển đến phần)

Next,… (tiếp theo )

and finally…(cuối cùng)

IV _ BEGINNING THE PRESENTATION – BẮT ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH
--------------------------------------------------------------------

I'll start with some general information about … (Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung về…)

I'd just like to give you some background information about… (Tôi muốn cung cấp cho bạn vài thông tin sơ lượt về…)

As you are all aware / As you all know…(Như các bạn đều biết…)

V _ ORDERING – SẮP XẾP CÁC PHẦN
----------------------------------------------

Firstly...secondly...thirdly...lastly... (Đầu tiên…thứ hai … thứ ba…cuối cùng…)

First of all...then...next...after that...finally... (Đầu tiên hết … sau đó…tiếp theo…sau đó…cuối cùng )

To start with...later...to finish up... (Bắt đầu với … sau đó…và để kết thúc…)

VI _ FINISHING ONE PART… - KẾT THÚC MỘT PHẦN
-----------------------------------------------------------------

Well, I've told you about... (Vâng, tôi vừa trình bày với các bạn về phần …)

That's all I have to say about... (Đó là tất cả những gì tôi phải nói về phần …)

We've looked at... (Chúng ta vừa xem qua phần …)

VII _ … STARTING ANOTHER PART – BẮT ĐẦU MỘT PHẦN KHÁC.

Now we'll move on to... (Giờ chúng ta sẽ tiếp tục đến với phần…)

Let me turn now to... (Để thôi chuyển tới phần…)

Next... (Tiếp theo…)

Let's look now at...(Chúng ta cùng nhìn vào phần…)

VIII _ ENDING – KẾT THÚC
----------------------------------

I'd like to conclude by… (Tôi muốn kết luật lại bằng cách …)

Now, just to summarize, let’s quickly look at the main points again. (Bây giờ, để tóm tắt lại, chúng ta cùng nhìn nhanh lại các ý chính một lần nữa.)

That brings us to the end of my presentation. (Đó là phần kết thúc của bài thuyết trình của tôi.)

IX _ THANKING YOUR AUDIENCE. – CẢM ƠN THÍNH GIẢ
-----------------------------------------------------------------------

Thank you for listening / for your attention. (Cảm ơn bạn đã lắng nghe/ tập trung)

Thank you all for listening, it was a pleasure being here today. (Cảm ơn tất cả các bạn vì đã lắng nghe, thật là một vinh hạnh được ở đây hôm nay.)

Well that's it from me. Thanks very much. (Vâng, phần của tôi đến đây là hết. Cảm ơn rất nhiều.)

Many thanks for your attention. (Cảm ơn rất nhiều vì sự tập trung của bạn.)

May I thank you all for being such an attentive audience. (Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã rất tập trung.)